Đối với các loại cây bước khó khăn nhất là chăm sóc, với hồng ăn quả Bắc Kạn cũng không ngoại lệ. Chăm sóc cây quyết định đến 80% số lượng và chất lượng quả. Để có một vườn hồng có năng suất cao cần tỉ mỉ áp dụng kỹ thuật chăm sóc hồng Bắc Kạn dưới đây:
1.Tưới nước
Trong tuần đầu tiên cần tưới cho hồng giúp cây phát triển bộ rễ, mỗi ngày nên tưới một lần vào buổi chiều mát khi mặt đất đã không còn hơi nóng, thời gian tưới thích hợp vào khoảng 18 giờ đến 19 giờ. Mỗi cây tưới khoảng 8 lít nước. Khi cây đã xanh tốt, bộ rễ chắc chắn có thể tưới ít hơn khoảng 2 ngày một lần và trong suốt thời gian trồng hồng cần chú ý không để đất trồng bị khô, luôn tưới cho đất đủ độ ẩm. Tủ cỏ khô xung quanh gốc cây để giữ ẩm cho đất.
2.Đốn tỉa cây tạo hình
Trong ba năm đầu tiền cần chú ý đốn tỉa cây để tạo hình. Năm đầu tiên chỉ chọn 3 cành khoẻ mọc ra từ 3 hướng khác nhau làm khung, cần loại bỏ các cành khung cấp 1 và để khoảng 3cành khung cấp 2. Cuối năm thứ 2 lại thực hiện đốn tỉa bằng cách cắt các cành khung thứ 2, để cành khung cấp 3. Lần cuối đốn tỉa tạo hình cho cây là vào cuối năm thứ 3, lần này cần cắt các cành cấp 3 là bộ khung tán hồng đã tạo hoàn chỉnh
3.Bón phân cho hồng ăn quả Bắc Kạn
phương pháp trồng cây hồng Bắc Kạn
Trong ba năm đầu tiên cần bón cho cây 20kg phân hữu cơ + 0,4kg phân đạm urê + 0,4kg phân lân và 0,4kg kali cho mỗi cây hồng một năm. Bón phân chia làm các đợt bón tháng 2 là toàn bộ lượng phân hữu cơ và toàn bộ lượng phân lân + một nửa lượng kali cùng với một phần ba lượng đạm, tháng 5 cần bón 30% lượng đạm và 20% lượng kali, tháng 11 cần bón toàn bộ lượng phân còn lại. Khi bón phân cho cây cần chú ý làm cỏ và xới tơi đất giúp cây phát triển tốt
4.Cải tạo đất
Nên trồng các loại cây họ đậu, cây hoa màu ngắn ngày xen vào vùng trồng hồng nhằm hạn chế xói mòn, giảm bốc hơi nước, tăng dinh dưỡng cho đất trồng hồng và làm hạn chế cỏ dại phát triển.
5.Sâu bệnh hại và cách phòng trừ
– Sâu ăn lá, cuốn lá: thời điểm sâu hoạt động mạnh nhất là tháng 3-4 cần phòng trừ bằng cách ngắt bỏ những lá bị sâu bệnh, phun thuốc trừ sâu đặc hiệt cho cây.
– Sâu đục quả: Dấu hiệu nhận biết cây bị sâu đục quả là quả non thường bị rụng cần phòng trừ bằng cách vặt hết những quả non bị sâu đục quả hại đem đốt, đồng thời phun PADAN 95SP của Nhật Bản nồng độ 0,1% cho cây.
– Bệnh giác ban: Bệnh thường xuất hiện trên lá và trên quả màu nâu sáng và bệnh thường phát triển vào mùa mưa tháng vì thế những tháng 7, tháng 8, tháng 9 cần chú ý đến cây. Loại bỏ bệnh hại bằng cách phun AETTETTE 80WP nồng độ 0,3-0,4% vào những bộ phận bị bện của cây
Xem thêm: Giống hồng xiêm ruột đỏ mang lại nhiều giá trị kinh tế, hồng xiêm ruột đỏ mang có năng suất lớn cho người trồng, chi tiết hồng xiêm ruột đỏ tại http://giongcayanqua.edu.vn/hong-xiem-ruot-do.html